Phòng Không Kín Có Lắp Điều Hòa Được Không? 

Khi lắp đặt điều hòa, một trong những yếu tố quan trọng nhất là độ kín của không gian. Vậy phòng không kín có lắp điều hòa được không? Câu trả lời là có thể, nhưng cần cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo hiệu quả làm mát và tối ưu chi phí vận hành. Trong bài viết này, hãy cùng KoolMan tìm hiểu nhanh những hạn chế khi lắp điều hòa trong phòng không kín, hướng dẫn lắp đặt và những lưu ý quan trọng khi thực hiện.

Phòng Không Kín Có Lắp Điều Hòa Được Không

Phòng không kín có lắp điều hòa được không?

Phòng không kín vẫn có thể lắp điều hòa. Tuy nhiên, phòng càng lớn, hiệu quả làm mát sẽ càng khó đạt hiệu quả mong muốn. Khi lắp điều hòa cho không gian mở như phòng khách nối phòng bếp, phòng khách có cầu thang, phòng có cửa thông gió… điều hòa vẫn có thể điều tiết và giúp giảm nhiệt độ môi trường xuống mức dễ chịu hơn, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Ngay cả khi khí lạnh sẽ thất thoát ra ngoài, điều hòa vẫn mang tới cảm giác dễ chịu cho người dùng. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc lắp điều hòa trong phòng không kín cũng tồn tại nhiều hạn chế, chẳng hạn như

  • Hiệu quả làm mát thấp: Theo nguyên tắc cân bằng nhiệt, nhiệt độ sẽ luôn di chuyển từ nơi nóng hơn sang nơi lạnh hơn. Bởi vậy nếu phòng không kín, luồng khi lạnh sẽ khó duy trì đồng đều, hầu như chỉ mát nhất ở khu vực trước máy và giảm dần ở các khu vực gần không gian mở.
  • Tiêu thụ năng lượng lớn: Để bù đắp nhiệt độ bị thất thoát, điều hòa phải hoạt động liên tục và với công suất cao. Cụ thể hơn, theo nguyên tắc hoạt động của các dòng máy lạnh thông thường, máy sẽ “nghỉ” khi phòng đạt nhiệt độ cài đặt và bật lại khi nhiệt độ trong phòng gia tăng. Do nhiệt độ phòng không thể ổn định, máy phải hoạt động liên tục để bù đắp sự hao hụt do nhiệt tràn vào nên chi phí điện năng sẽ tăng đáng kể. 
  • Giảm tuổi thọ của máy: Việc điều hòa phải làm việc với công suất cao trong thời gian dài có thể gây hao mòn nhanh chóng, dẫn đến việc bảo trì hoặc thay thế sớm hơn dự kiến.

Do đó nếu lắp máy lạnh không gian mở, chỉ nên lắp ở các phòng có tần suất sử dụng không liên tục, thời gian sử dụng không dài hoặc mang tính thời điểm để tránh “hao máy”, “hao điện”.

4 gợi ý khi lắp máy lạnh không gian mở

Phòng Không Kín Có Lắp Điều Hòa Được Không

1. Chọn loại điều hòa phù hợp khi lắp cho không gian mở

Dù bạn đang lắp máy lạnh không gian mở hay không gian kín, bước đầu tiên luôn là xác định công suất phù hợp. Công suất của hệ thống máy lạnh, điều hòa thường được tính bằng BTU (British Thermal Units – Đơn vị nhiệt Anh) theo công thức sau:

BTU = Chiều cao trần (mét) x chiều rộng phòng (mét) x chiều dài phòng (mét) x 5 

Công thức này sẽ có sai số khi phòng cách nhiệt không tốt ví dụ như có cửa sổ lớn, nhiều thiết bị tản nhiệt, tường mỏng, mái không làm bằng vật liệu cách nhiệt, phòng ở tầng cao, đón ánh nắng trực tiếp vào các giờ cao điểm trong ngày…

Cách chọn BTU điều hòa

Đối với không gian mở nên lựa chọn điều hòa có công suất lớn hơn so với diện tích phòng để bù đắp lượng nhiệt thoát ra ngoài. Ví dụ, nếu phòng cần máy 12.000 BTU trong điều kiện kín, hãy cân nhắc chọn máy 18.000 BTU hoặc hơn khi lắp cho không gian mở. 

2. Cải thiện mức độ kín của phòng để giảm thất thoát nhiệt

Làm kín phòng máy lạnh cho không gian không kín là một thách thức không nhỏ vì không thể ngăn chặn hoàn toàn sự trao đổi khí giữa phòng và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các giải pháp linh hoạt để cải thiện độ kín và tối ưu hiệu quả làm mát. Dưới đây là một số cách phù hợp:

Sử dụng rèm hoặc màn che cách nhiệt: 

  • Treo rèm dày hoặc rèm phủ bạc tại cửa ra vào, cửa sổ hoặc các lối thông sang khu vực khác. Rèm này giúp giảm nhiệt độ từ ánh nắng và ngăn khí lạnh thoát ra ngoài.
  • Rèm nhựa PVC trong suốt: Dùng rèm nhựa để tạo một lớp chắn khí linh hoạt nhưng không cản trở tầm nhìn hoặc sự di chuyển. Loại rèm này thường được sử dụng ở cửa hàng hoặc khu vực công nghiệp.

Lắp vách ngăn tạm thời:

  • Vách ngăn di động: Dùng vách ngăn bằng nhựa, mica hoặc gỗ nhẹ để chia nhỏ không gian và giảm khu vực cần làm mát.
  • Cửa kéo hoặc cửa lùa tạm thời: Đây là giải pháp hiệu quả cho các phòng khách thông bếp hoặc không gian mở. Các cửa kéo có thể dễ dàng đóng mở khi cần thiết.

Sử dụng các giải pháp làm kín linh hoạt cho cửa ra vào và cửa sổ:

  • Miếng dán gioăng cao su: Lắp gioăng cao su quanh cửa để hạn chế khe hở nơi khí lạnh thoát ra.
  • Keo dán kín khe hở: Sử dụng keo silicone hoặc miếng dán phòng máy lạnh, miếng dán cách nhiệt để bịt kín các khe nhỏ quanh khung cửa.
  • Thảm chắn gió dưới cửa: Dùng thảm chắn gió ở chân cửa để ngăn luồng khí lạnh thoát ra và khí nóng tràn vào.

3. Mua loại điều hòa phù hợp cho không gian mở

Nếu có điều kiện, khi lắp máy lạnh không gian mở, bạn nên ưu tiên các sản phẩm multi-split. Đây là sản phẩm gồm dàn nóng duy nhất nhưng kết nối với nhiều dàn lạnh để làm mát cho nhiều khu vực khác nhau trong phòng. Từ đó giúp tiết kiệm không gian lắp dàn nóng và giảm thiểu chi phí so với việc sử dụng nhiều dàn nóng.

Với không gian mở, đặc biệt là các phòng rộn như phòng khách nối bếp, phòng khách có cầu thang, phòng khách nối sân vườn nên lắp đặt ít nhất 2 dàn lạnh với các vị trí phù hợp để đảm bảo hơi lạnh phân bổ đều, đồng thời bù đắp được các thất thoát do hơi nóng tràn vào.

Một phương án thay thế khác là sử dụng kết hợp máy lạnh di động và máy lạnh treo tường truyền thống (với BTU bằng BTU điều hòa cho phòng kín có diện tích tương đương). Trong đó máy lạnh treo tường đóng vai trò như máy chính và máy lạnh di động hỗ trợ việc giảm tải “áp lực” lên máy chính, hỗ trợ làm mát các khu vực trọng điểm đồng thời kéo dài tuổi thọ cho máy. 

Xem thêm tại: Có nên dùng máy lạnh di động không?

Phòng Không Kín Có Lắp Điều Hòa Được Không

Ưu điểm của phương án này là máy lạnh di động có thể di chuyển tự do trong phòng, giúp bạn dễ dàng “tập trung” hơi lạnh vào một khu vực hoặc đồng thời làm mát 2 khu vực cùng lúc. Bên cạnh đó do đặc tính không cần lắp cố định nên khi không cần thiết bạn vẫn có thể di chuyển máy lạnh di động đến các phòng khác để sử dụng. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí đầu tư nhiều máy lạnh cho một hoặc từng phòng. 

4. Tối ưu hóa vị trí lắp điều hòa cho không gian mở

Khi lắp máy lạnh phòng không kín, nên lắp máy ở gần trung tâm để khí lạnh lan tỏa đều hơn. Bên cạnh đó nên điều chỉnh hướng gió sao cho hướng luồng gió xuống thấp hoặc vào các khu vực tập trung người để hạn chế mất khí lạnh vào không gian trống.

Các gợi ý khác khi lắp điều hòa phòng không kín

Khi lắp điều hòa phòng không kín, nếu bạn dự định sử dụng trong thời gian dài, hãy cân nhắc làm kín phòng hoặc sử dụng các biện pháp cải thiện cách nhiệt. Bên cạnh đó nên tìm hiểu thêm các dòng sản phẩm với các tính năng phù hợp – chẳng hạn như chế độ “làm mát khu vực” (spot cooling).

Ngoài ra với không gian mở, nên ưu tiên sử dụng mạnh lạnh non-inverter (là các máy lạnh treo tường thường thấy). Các dòng máy lạnh, điều hòa inverter dù hiện đại và tích hợp nhiều công nghệ tối ưu hơn nhưng chỉ hoạt động tốt trong không gian kín. Khi sử dụng cho không gian mở sẽ “tốn chi phí đầu tư” hơn nhưng hiệu quả làm mát chỉ tương đương, thậm chí không bằng. 

Nên mua máy lạnh inverter hay non-inverter

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi “Phòng Không Kín Có Lắp Điều Hòa Được Không” và đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế khi lắp đặt. Dưới đây là một vài chủ đề liên quan đến việc lắp điều hòa cho phòng không kín có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

banner-may-lanh-di-dong-koolman-202407

Tư vấn miễn phí

Điền thông tin tư vấn thi công, lắp đặt và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Hoặc liên hệ 070.665.9955 để được tư vấn nhanh nhất

Koolman