Có Nên Lắp Điều Hòa Trong Phòng Bếp Không?

Phòng bếp là nơi diễn ra nhiều hoạt động nấu nướng, tạo ra nhiệt lượng lớn gây nóng bức trong cả thời gian chuẩn bị lẫn thời gian dùng bữa. Do đó, nhiều gia đình, đặc biệt là các chung cư có mô hình phòng bếp thông phòng khách đang có xu hướng cân nhắc lắp điều hòa để tạo sự thoải mái khi sử dụng. Tuy vậy vẫn có không ít người băn khoăn về việc có nên lắp điều hòa trong phòng bếp không? Có thật sự cần thiết và phù hợp không? Hoặc nên lựa chọn loại nào để tối ưu nhất!

Trong bài viết dưới đây, cùng KoolMan giải đáp và phân tích nhanh trong bài viết dưới đây nhé!

Có Nên Lắp Điều Hòa Trong Phòng Bếp Không?
Lắp điều hòa phòng bếp có nhiều lựa chọn khác nhau

Có nên lắp điều hòa trong phòng bếp không?

Trước khi quyết định có nên lắp điều hòa phòng bếp hay không, chúng ta cần xem xét những đặc điểm riêng biệt của không gian này:

  • Nhiệt độ và độ ẩm cao khi nấu ăn: Các thiết bị như bếp gas, bếp từ, lò nướng, và lò vi sóng phát ra nhiệt, cộng thêm hơi nước từ việc đun sôi và chế biến thực phẩm, làm tăng độ ẩm. Môi trường nóng ẩm này không chỉ làm người nấu ăn cảm thấy không thoải mái mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Đây cũng là môi trường làm hạn chế khả năng làm mát của quạt máy, khiến cảm giác nóng nực vẫn còn ngay cả khi sử dụng nhiều thiết bị
  • Ảnh hưởng của khói và mùi thức ăn: khói, dầu mỡ và mùi thức ăn tích tụ trong phòng bếp cũng là vấn đề lớn, đặc biệt khi phòng thông với các không gian khác trong nhà như phòng khách. Việc thông gió là điều cần thiết, nhưng nhiều trường hợp hệ thống hút mùi và thông gió tự nhiên không đủ để làm giảm bớt mùi khó chịu.

Việc lắp máy lạnh, điều hòa phòng bếp mang đến khá nhiều lợi ích như:

  • Giảm nền nhiệt khi nấu nướng: Điều hòa phòng bếp giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái cho người nấu ăn.
  • Kiểm soát độ ẩm: Một số điều hòa có chức năng kiểm soát độ ẩm, giúp hạn chế tình trạng ẩm ướt trong phòng.
  • Thêm tận hưởng khi nấu nướng: Một không gian mát mẻ sẽ giúp người nội trợ làm việc hiệu quả hơn, không bị mệt mỏi hay căng thẳng.
  • Giảm bớt mùi: giúp kiểm soát các mùi “khó chịu” sau khi nấu ăn đồng thời góp phần hạn chế ruồi muỗi trong không gian.

Với các mô hình nhà ống truyền thống ở thành thị, phòng bếp thường đặt ở tầng trệt, nhiều lúc khá kín gió nên càng gây nóng bức. Với các mô hình chung cư hiện đại, do phòng bếp thường thông với nhiều không gian nên mùi “hỗn tạp” thường gây khá nhiều khó chịu khi vừa bước chân về nhà nếu điều kiện thông gió không tốt. 

Vì vậy nếu có điều kiện hoặc các biện pháp thay thế khác không đủ để “hạ nhiệt” cho nhà khi nấu nướng và dùng bữa, bạn nên cân nhắc đến việc lắp máy lạnh cho phòng bếp. Tuy vậy đi kèm với đó cũng có những điểm trừ không thể bỏ qua như:

  • Tiêu hao điện năng hơn: do phòng bếp luôn tỏa nhiệt, điều hòa sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giữ không gian mát mẻ, dẫn đến tiêu hao nhiều điện năng.
  • Khó khăn trong việc duy trì sạch sẽ: Khói và dầu mỡ trong phòng bếp có thể bám vào dàn lạnh của điều hòa, làm giảm hiệu suất hoạt động và đòi hỏi việc vệ sinh thường xuyên.

Khi nào nên lắp điều hòa phòng bếp?

Điều Hòa cho Phòng Bếp
Tùy vào diện tích phòng và mục đích sử dụng có thể lựa chọn các loại điều hòa khác nhau

1. Nên lắp máy lạnh, điều hòa cho phòng bếp khi phòng có diện tích lớn

Nếu bạn có một căn bếp rộng rãi, đặc biệt là bếp trong các nhà biệt thự hoặc căn hộ cao cấp, việc lắp điều hòa sẽ giúp làm mát hiệu quả và tạo cảm giác thoải mái khi nấu nướng. Trong không gian lớn, nhiệt độ từ bếp dễ dàng phân tán hơn, và điều hòa sẽ không phải hoạt động quá tải.

2. Nên lắp máy lạnh phòng bếp khi bếp kết hợp phòng khách hoặc phòng ăn

Trong trường hợp phòng bếp được thiết kế mở, liên thông với phòng khách hoặc phòng ăn, điều hòa là lựa chọn lý tưởng để làm mát cả không gian chung. Đây là những căn bếp cần sự thông thoáng và mát mẻ để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của các thành viên trong gia đình hoặc khách mời.

3. Nên lắp điều hòa phòng bếp khi khu vực sinh sống có nhiệt độ nóng ẩm 

Nếu bạn sống ở khu vực có khí hậu nóng ẩm quanh năm, việc lắp điều hòa trong phòng bếp có thể cần thiết để duy trì sự thoải mái. Độ ẩm cao không chỉ làm bếp trở nên khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị và thực phẩm được bảo quản.

4. Nên lắp máy lạnh cho bếp khi gia đình có tần suất nấu ăn cao

Đối với những gia đình nấu ăn hàng ngày, nấu cho đại gia đình và sử dụng nhiều bếp cùng lúc, việc lắp điều hòa sẽ giúp cải thiện không khí trong bếp, giảm cảm giác ngột ngạt và mệt mỏi khi nấu nướng trong thời gian dài.

5. Nên lắp điều hòa cho bếp khi phòng có hệ thống thông gió kém

Nếu hệ thống hút mùi hoặc thông gió trong phòng bếp không hiệu quả, lắp điều hòa sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, cần kết hợp thêm quạt thông gió để giảm mùi và hạn chế tích tụ dầu mỡ trong không khí.

Những trường hợp lắp điều hòa trong phòng bếp là không thực sự cần thiết

1. Phòng bếp nhỏ và kín

Nếu phòng bếp có diện tích nhỏ và không có không gian để thoát khí hoặc lắp đặt hệ thống thông gió, lắp điều hòa có thể không hiệu quả. Trong không gian kín, nhiệt từ bếp và hơi ẩm có thể khiến điều hòa phải hoạt động quá tải, gây lãng phí điện năng mà không làm mát được không khí như mong muốn.

2. Bếp ngoài trời hoặc không gian mở hoàn toàn

Nếu bếp được thiết kế ngoài trời hoặc không gian mở hoàn toàn (chẳng hạn như bếp sân vườn), việc lắp điều hòa sẽ không có tác dụng, vì không khí lạnh không thể giữ được trong không gian mở. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng quạt công nghiệp hoặc các biện pháp làm mát khác phù hợp với môi trường ngoài trời.

3. Ngân sách hạn chế

Lắp đặt và bảo trì điều hòa trong phòng bếp có thể tốn kém, đặc biệt là khi phải vệ sinh thường xuyên để giữ cho hệ thống không bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ và khói. Nếu ngân sách hạn chế, có thể cân nhắc các giải pháp làm mát tiết kiệm chi phí hơn, như quạt thông gió hoặc quạt mát không khí.

4. Phòng bếp thoát khí tự nhiên tốt

Trong trường hợp phòng bếp có nhiều cửa sổ hoặc hệ thống thông gió tự nhiên hoạt động hiệu quả, không cần thiết phải lắp điều hòa. Khi nhiệt độ và mùi thức ăn có thể dễ dàng thoát ra ngoài, việc sử dụng điều hòa có thể trở nên không cần thiết và lãng phí.

Nên mua máy lạnh, điều hòa loại nào cho phòng bếp?

Để lựa chọn các thiết bị máy lạnh, điều hòa phòng bếp phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng, tránh gây các lãng phí không cần thiết, bạn có thể cân nhắc 3 trường hợp sau:

1. Mua điều hòa phòng bếp cho không gian nhỏ

Điều Hòa Phòng Bếp
Điều hòa di động KoolMan cho phòng bếp

Phòng bếp thế nào là nhỏ? Đó là phòng bếp có diện tích dưới 15m². Đây thường là các phòng bếp nằm trong căn hộ chung cư hoặc nhà có trong hẻm có diện tích bé. 

Với không gian này, điều hòa di động (điều hòa cây) có thể là lựa chọn tối ưu nhất bởi đây là thiết bị có thể dễ dàng di chuyển, không cần lắp đặt cố định, không cần không gian lắp cục nóng và có thể dùng linh hoạt cho các phòng khác trong nhà khi cần thiết. Các dòng máy này cũng thường có công suất từ 1 – 1.5 HP (mã lực), phù hợp cho không gian dưới 25m².

Xem thêm tại:

Tuy vậy lưu ý do đây là dòng máy có dàn nóng và dàn lạnh lắp chung trên một thân máy nên phòng bếp sẽ cần cửa sổ hoặc không gian để thoát khí nóng. Máy sẽ đi kèm 1 ống thải khí, bạn có thể đưa khí nóng thoát qua đường thông gió, cửa sổ hoặc cửa ra vào trong khi làm lạnh cho phòng bếp.  

Xem thêm tại: Review máy lạnh di động KoolMan

2. Mua điều hòa cho phòng bếp có diện tích 25-30m²

Đây thường là những căn bếp có không gian mở, liên thông với phòng khách, phòng ăn hoặc nằm trong khu vực sinh hoạt chung của căn hộ 2-3 phòng ngủ. Với các không gian này, điều hòa treo tường truyền thống sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Điều hòa này có khả năng làm mát đều hơn và không chiếm không gian sàn. Bạn cũng có thể lắp đặt quạt hút mùi để hỗ trợ việc thông gió, giảm tải cho điều hòa.

3. Mua điều hòa cho phòng bếp không kín

Trong trường hợp điều hòa không khép kín (thường là nối với cầu thang), bạn có thể cân nhắc 3 phương án:

  • Sử dụng rèm cửa hoặc vách ngăn di động để khép kín không gian, tránh gây hao hụt, lãng phí điện năng
  • Sử dụng máy lạnh treo tường có công suất lớn hơn 1 bậc so với diện tích không gian  (xem thêm tại: Cách chọn BTU điều hòa theo diện tích phòng). Với phương án này máy sẽ chạy với công suất cao, có thể gây lãng phí điện do không gian mở, nhưng bù lại do tần suất sử dụng không cao, tốc độ làm lạnh nhanh và đều sẽ là điểm “cộng” phù hợp cho gia đình không quá áp lực về kinh tế.
  • Sử dụng máy lạnh di động. Máy lạnh di động thường phù hợp cho không gian vừa và nhỏ, trong điều kiện không gian không kín, máy sẽ không làm mát đều được như máy lạnh thường mà chỉ phục vụ tối ưu nhất cho khu vực trước máy. (Xem thêm tại: Giải pháp lắp điều hòa cho phòng không kín)

Tuy nhiên lưu ý rằng khi mua máy lạnh cho phòng bếp không kín, chỉ nên mua các dòng máy non-inverter bởi đây là máy có khả năng hoạt động tốt hơn cho không gian mở. Ngược lại các dòng điều hòa inverter nếu sử dụng trong không gian mở sẽ chỉ gây lãng phí điện năng mà không phát huy được thế mạnh của mình. 

Xem thêm tại: 

Tóm lại, lắp điều hòa trong phòng bếp có thể là giải pháp tốt để cải thiện sự thoải mái, nhưng song song với đó, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí và việc bảo trì. Với phòng bếp nhỏ, điều hòa di động có thể là lựa chọn tiện lợi, trong khi phòng bếp lớn nên lắp đặt điều hòa truyền thống để đảm bảo hiệu quả làm mát tối ưu. Điều quan trọng là phải duy trì vệ sinh điều hòa và kết hợp thông gió để giữ không gian bếp luôn thoáng đãng, sạch sẽ và mát mẻ.

Bài viết liên quan

banner-may-lanh-di-dong-koolman-202407

Tư vấn miễn phí

Điền thông tin tư vấn thi công, lắp đặt và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Hoặc liên hệ 070.665.9955 để được tư vấn nhanh nhất

Koolman