Cách làm kín phòng máy lạnh và giảm hơi nóng xâm nhập

Làm kín phòng máy lạnh là cách tối ưu để giảm thất thoát khí lạnh, tiết kiệm điện năng và tăng hiệu quả làm mát. Dưới đây là chi tiết và tổng hợp các cách làm kín phòng máy lạnh một cách hiệu quả, áp dụng cho cả không gian kín lẫn không gian không hoàn toàn kín.

Cách làm kín phòng máy lạnh
Cách làm kín phòng máy lạnh và giảm hơi nóng xâm nhập 4

3 cách làm kín phòng máy lạnh cho không gian kín

Phòng dù kín vẫn có thể có những khe hở gây thất thoát khí lạnh. Khi không gian không quá kín có thể sẽ dẫn tới tình trạng phòng lâu đạt được nhiệt độ mong muốn đồng thời rút ngắn “quãng nghỉ” của máy (máy sẽ dừng hoạt động khi phòng đạt nhiệt độ cài đặt và bật trở lại khi đã nhiệt độ tăng cao). Bên cạnh đó phòng không kín cũng có thể dẫn tới tình trạng làm mát không đều, tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng điều hòa. 

Khi không gian không được làm kín, máy lạnh phải hoạt động liên tục để bù đắp lượng nhiệt xâm nhập từ bên ngoài. Điều này cũng dẫn đến tiêu hao điện năng nhiều hơn và tăng hóa đơn hàng tháng. 

Đối với các không gian nhiều khe nhỏ, khoảng hở hoặc cách nhiệt không tốt, dưới đây là 3 cách làm kín phòng máy lạnh phổ biến nhất:

1. Làm kín cửa ra vào và cửa sổ

  • Lắp gioăng cao su quanh khung cửa và cửa sổ để ngăn khí lạnh thoát ra ngoài.
  • Đặt thảm chắn gió ở chân cửa để chặn luồng không khí thoát ra và khí nóng xâm nhập.
  • Sử dụng cửa cách nhiệt. Cửa nhôm kính hai lớp hoặc cửa gỗ có khả năng cách nhiệt tốt giúp duy trì nhiệt độ bên trong.
  • Sử dụng miếng dán phòng máy lạnh để dán quanh khe cửa

2. Làm kín phòng máy lạnh bằng cách bằng cách tăng cường cách nhiệt tường, trần và sàn

  • Sử dụng sơn cách nhiệt để giảm hấp thụ nhiệt từ bên ngoài.
  • Lắp tấm cách nhiệt như xốp EPS, bông thủy tinh, túi khí cách nhiệt, bông khoáng vào tường và trần để giảm thất thoát nhiệt.

3. Làm kín phòng máy lạnh bằng cách bằng cách dán phim cách nhiệt cho cửa sổ

Nếu phòng ở tầng cao hoặc cửa sổ lớn, bạn nên

  • Dán phim cách nhiệt cho kính để giảm hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong các thời điểm nóng cao điểm trong ngày/ trong năm. 
  • Hoặc sử dụng rèm che hoặc miếng dán phản quang

2 cách làm kín phòng máy lạnh cho không gian mở

Không gian không kín sẽ gây hại cho máy và làm giảm đáng kể hiệu suất làm mát của điều hòa. Dù máy lạnh có thể hoạt động tốt trong không gian mở nếu chọn mua và lắp đặt các thiết bị phù hợp, tuy nhiên nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài hoặc tần suất cao, KoolMan vẫn đề xuất các giải pháp làm kín cho phòng để tiết kiệm điện năng và tăng độ thoải mái trong thời gian sử dụng. 

Dưới đây là các cách làm kín phòng máy lạnh cho không gian mở và hạn chế thất thoát hơi lạnh thường được áp dụng!

1. Làm kín phòng máy lạnh bằng cách sử dụng rèm hoặc màn chắn linh hoạt

Cách làm kín phòng máy lạnh
Cách làm kín phòng máy lạnh và giảm hơi nóng xâm nhập 5

Có 3 loại rèm phổ biến nhất thường được dùng để “làm kín tạm thời” cho không gian mở là rèm nhựa PVC (rèm nhựa trong suốt), rèm vải dày và rèm phản quang (rèm phủ bạc). Dưới đây là ưu nhược điểm của từng giải pháp:

Rèm nhựa PVC Rèm vải dàyRèm phản quang
Đặc điểm– Làm từ nhựa PVC trong suốt, có độ dày và độ bền cao.- Cho phép ánh sáng xuyên qua nhưng vẫn tạo lớp chắn khí, ngăn thất thoát khí lạnh.- Dễ dàng di chuyển qua lại vì rèm có dạng tấm mỏng xếp lớp.– Được làm từ vải dày (như vải bố, vải nhung hoặc polyester) có khả năng cách nhiệt tốt.- Một số loại rèm còn được phủ thêm lớp cách nhiệt bằng cao su hoặc bạc để tăng hiệu quả.– Mặt ngoài phủ bạc hoặc lớp phản quang, giúp ngăn bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời.- Mặt trong có thể là vải hoặc lớp nhựa mềm để cách nhiệt và chắn sáng.
Ưu điểm– Phù hợp với các không gian như phòng khách thông bếp, cửa hàng hoặc nhà xưởng.- Giá thành hợp lý, dễ lắp đặt.– Cách nhiệt tốt, đồng thời giảm tiếng ồn và tăng tính thẩm mỹ.- Dễ dàng phối hợp với nội thất, tạo không gian sang trọng.– Ngăn nhiệt hiệu quả, đặc biệt trong các khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp.- Tăng khả năng giữ khí lạnh, tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm– Không mang tính thẩm mỹ cao.- Có thể gây cảm giác nóng khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng trong thời gian dài.– Giá thành cao hơn rèm PVC.- Cần vệ sinh thường xuyên để tránh bám bụi.– Hạn chế về kiểu dáng, không quá đa dạng về màu sắc.- Phù hợp hơn với không gian cần sự thực dụng hơn là thẩm mỹ.

2. Làm kín phòng máy lạnh bằng cách lắp đặt vách ngăn tạm thời

Cách làm kín phòng máy lạnh
Cách làm kín phòng máy lạnh và giảm hơi nóng xâm nhập 6

Có 5 loại vách ngăn chính dùng để làm kín phòng máy lạnh không gian mở: vách ngăn nhựa PVC trong suốt, vách gỗ di động, vách ngăn kính cường lực, vách ngăn nhôm kính, vách xếp.

Vách ngăn nhựa PVC trong suốtVách ngăn gỗ di độngVách ngăn kính cường lựcVách nhôm kínhVách xếp
Đặc điểm– Làm từ nhựa PVC, có độ trong suốt cao.- Dạng tấm hoặc rèm mềm, linh hoạt khi di chuyển.- Có thể treo trên ray trượt hoặc cố định bằng khung.– Làm từ gỗ công nghiệp (MDF, HDF) hoặc gỗ tự nhiên, có bánh xe hoặc khớp nối di động.- Dạng khung di động, có thể xếp gọn khi không sử dụng.
– Làm từ kính cường lực hoặc kính mờ, có thể gắn ray trượt để dễ dàng đóng mở.- Thường kết hợp với khung nhôm hoặc thép.– Kết hợp giữa khung nhôm và các tấm kính trong, kính mờ hoặc kính màu.- Có thể cố định hoặc lắp đặt dạng cửa lùa.– Dạng vách có thể xếp gọn lại như cửa xếp, làm từ nhựa, gỗ hoặc vải.- Di chuyển linh hoạt, có thể cố định tạm thời bằng ray hoặc chốt khóa.
Ưu điểm– Ngăn khí lạnh thoát ra ngoài hiệu quả mà vẫn đảm bảo ánh sáng và tầm nhìn.- Chi phí thấp, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ.- Phù hợp với không gian bán mở như quán cà phê, nhà hàng hoặc phòng khách thông bếp.– Mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho không gian.- Bền và cứng cáp, phù hợp cho các không gian cần tính thẩm mỹ cao.- Tạo cảm giác ngăn cách rõ ràng giữa các khu vực.– Hiện đại, sang trọng và phù hợp với không gian sống cao cấp.- Ngăn khí lạnh hiệu quả, đồng thời tận dụng ánh sáng tự nhiên.- Độ bền cao, ít bị hư hỏng.– Nhẹ, dễ lắp đặt, không yêu cầu kết cấu phức tạp.- Phù hợp với không gian văn phòng hoặc nhà ở.- Giá thành thấp hơn vách ngăn kính cường lực.– Dễ sử dụng và cất gọn khi không cần thiết.- Tạo sự ngăn cách tương đối kín và phù hợp cho không gian đa năng.- Giá cả phải chăng.
Nhược điểm– Tính thẩm mỹ không cao, không phù hợp với không gian sang trọng.- Có thể bị ngả màu hoặc hư hỏng khi sử dụng lâu dưới ánh nắng trực tiếp.– Giá thành cao hơn so với các loại vách ngăn nhựa.- Nặng, khó di chuyển thường xuyên.– Giá thành cao, chi phí lắp đặt lớn.- Cần không gian cố định để lắp ray trượt.– Khả năng cách âm và cách nhiệt không cao bằng kính cường lực.- Dễ bị trầy xước hoặc bám bẩn.– Không phù hợp cho các không gian cần cách nhiệt hoặc cách âm tuyệt đối.- Độ bền không cao bằng các loại vách cố định.

So sánh chung về các phương án làm kín phòng máy lạnh với vách ngăn:

Loại vách ngănTính thẩm mỹHiệu quả cách nhiệtĐộ bềnChi phíTính linh hoạt
Nhựa PVC trong suốtThấpTrung bìnhTrung bìnhThấpCao
Vách gỗ di độngCaoTốtCaoCaoThấp
Kính cường lựcRất caoRất tốtRất caoRất caoThấp
Nhôm kínhTrung bìnhTốtCaoTrung bìnhTrung bình
Vách xếpTrung bìnhTrung bìnhTrung bìnhTrung bìnhCao

Sự khác biệt giữa làm kín phòng cho không gian kín và không kín

Việc làm kín phòng máy lạnh cho không gian kín và không gian mở đòi hỏi các giải pháp khác nhau, phù hợp với thiết kế và đặc điểm sử dụng. Đối với không gian kín, tập trung vào việc bịt kín các khe hở và cách nhiệt. Trong khi đó, không gian mở cần các biện pháp linh hoạt như rèm, vách ngăn và thiết bị hỗ trợ để duy trì hiệu quả làm mát. Hãy lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu thực tế để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

Đặc điểmKhông gian kínKhông gian mở
Phương hướng làm kínĐóng kín hoàn toàn các cửa và khe hởTạo ranh giới linh hoạt, giảm thất thoát khí
Giải pháp chínhCách nhiệt cửa, tường, trầnSử dụng rèm, vách ngăn, và quạt chắn gió
Loại điều hòa phù hợpCông suất tiêu chuẩnCông suất lớn hoặc Multi-Split hoặc kết hợp máy lạnh công suất chuẩn và máy lạnh di động
Thiết bị hỗ trợKhông bắt buộcQuạt chắn gió, máy làm mát (trong trường hợp sử dụng máy lạnh di động kết hợp máy lạnh treo tường thì không cần thêm thiết bị bộ trợ)

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

banner-may-lanh-di-dong-koolman-202407

Tư vấn miễn phí

Điền thông tin tư vấn thi công, lắp đặt và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Hoặc liên hệ 070.665.9955 để được tư vấn nhanh nhất

Koolman