Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp

Phòng khách thông bếp là xu hướng thiết kế phổ biến trong các mô hình nhà truyền thống và các căn hộ hiện đại nhờ tính tiện lợi, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc lắp đặt điều hòa cho không gian mở này không hề đơn giản, bởi đặc điểm của loại hình không gian này là khó kiểm soát nhiệt độ và khả năng phân phối luồng gió đều khắp. Trong bài viết này, hãy cùng KoolMan tìm hiểu các phương án phù hợp để lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp và khắc phục các băn khoăn thường gặp.

Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp
Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp 4

3 thách thức chính khi lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp

Phòng khách thông bếp thường đi kèm khá nhiều thách thức khi lắp máy lạnh, điều hòa bởi lẽ 2 không gian này thường không kín hoặc quá rộng. Đại đa số trường hợp, giải pháp tốt nhất cho không gian này là sử dụng quạt. Tuy nhiên trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhà ở tầng cao hoặc môi trường khắc nghiệt vào một số thời điểm trong ngày hoặc trong năm, chỉ sử dụng quạt đôi khi là không đủ. 

Nếu bạn đang cân nhắc lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp, dưới đây sẽ là 3 thách thức lớn có thể ảnh hưởng tới hiệu suất làm mát và tiêu hao điện năng:

  • Không gian mở và lớn: Do không có tường ngăn giữa phòng khách và bếp, việc làm mát toàn bộ khu vực đòi hỏi hệ thống điều hòa có công suất lớn hơn. Trong trường hợp  khách có cầu thang nối lên các không gian mở bên trên, việc chỉ sử dụng 1 máy lạnh công suất lớn là không đủ. 
  • Nhiệt độ dao động nhiều: Khu vực bếp thường sinh nhiệt khi nấu ăn, làm nhiệt độ không gian tăng lên đáng kể, gây khó khăn trong việc duy trì mức nhiệt độ ổn định.
  • Luồng khí lưu thông khó kiểm soát: Nếu không bố trí điều hòa hợp lý, luồng gió có thể không đến được toàn bộ khu vực hoặc gây khó chịu cho người trong phòng – nơi quá lạnh, nơi quá nóng.

5 phương án lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp

Phương án 1: Lắp điều hòa treo tường công suất lớn – giải pháp phổ biến nhất

Điều hòa treo tường là lựa chọn phổ biến và phù hợp với nhiều gia đình. Để lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp, cần lưu ý:

  • Chọn điều hòa có công suất đủ lớn: Với không gian mở, cần chọn máy có công suất lớn hơn so với diện tích thông thường. Ví dụ, phòng diện tích 40-50m² cần điều hòa công suất 24.000 BTU trở lên. (Tham khảo thêm tại: Cách chọn BTU máy lạnh)
  • Vị trí lắp đặt hợp lý: Nên lắp máy ở vị trí trung tâm, có thể thổi gió đến cả khu vực bếp và phòng khách. Tránh hướng gió thổi trực tiếp vào khu vực ghế sofa hoặc bếp để không gây khó chịu.
  • Công suất có thể không đủ: Khi lắp điều hòa cho phòng khách không kín, máy sẽ phải hoạt động liên tục để đảm bảo hơi lạnh đồng đều. Thêm vào đó khí nóng tràn vào sẽ khiến hiệu quả làm mát không được như mong đợi, có thể cần kết hợp khoảng 2 máy để giảm tải cho máy và “điều hòa” khí lạnh.

Phương án 2: Lắp đặt điều hòa cassette – giải pháp tối ưu về công năng làm mát

Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp
Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp 5

Khi lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp có không gian lớn, điều hòa cassette là lựa chọn có công suất làm mát tốt nhất, phù hợp với không gian hiện đại. Đặc điểm của loại điều hòa này là:

  • Công suất cao: Đây là dòng máy thường có đa dạng công suất và có nhiều lựa chọn với công suất cao hơn so với máy lạnh treo tường thông thường. Vì vậy khi lắp điều hòa cho phòng khách thông bếp có không gian quá rộng, đây sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
  • Phân phối gió đồng đều: Loại máy này có khả năng thổi gió 360 độ, giúp làm mát đều khắp không gian lớn.
  • Thẩm mỹ cao: Máy được lắp âm trong trần nhà, không làm mất đi sự hài hòa của thiết kế nội thất. Tuy nhiên nếu không lắp dưới dạng âm trần, máy sẽ nhìn khá thô và gây “nhức mắt” cho những người kỹ tính.
  • Yêu cầu về trần nhà: Cần đảm bảo trần đủ cao và có không gian để lắp đặt dàn lạnh cũng như hệ thống ống dẫn.

Phương án 3: Lắp điều hòa nối ống gió – giải pháp kết hợp giữa thẩm mỹ và công năng

Lắp điều hòa nối ống gió cho phòng khách thông bếp là giải pháp dành cho các căn hộ cao cấp hoặc biệt thự, mang lại hiệu quả tối ưu về cả công năng lẫn thẩm mỹ. Dưới đây là các ưu nhược điểm của hệ thống này:

  • Hiệu quả làm mát cao: Máy điều hòa trung tâm kết nối với các ống gió phân phối luồng khí đều khắp phòng khách và bếp. Bạn có thể điều chỉnh vị trí dàn lạnh để hơi lạnh phả đều mọi không gian mà không tập trung một chỗ chỉ với một hệ thống máy.
  • Thẩm mỹ hoàn hảo: Hệ thống này hoàn toàn giấu trong trần, chỉ để lộ các cửa gió, tạo cảm giác gọn gàng và sang trọng.
  • Chi phí cao: Chi phí lắp đặt và bảo trì thường cao hơn so với các loại điều hòa thông thường. Đây cũng là dòng máy nên được cân nhắc lắp đặt ngay từ khi thiết kế hoặc mua nhà bởi đòi hỏi cao về lắp đặt. 

Phương án 4: Sử dụng nhiều máy điều hòa cục bộ – giải pháp chống hao mòn và quá tải

Với những không gian rất lớn hoặc khi không thể sử dụng một máy công suất lớn, việc lắp đặt nhiều máy điều hòa cục bộ có thể là một lựa chọn hợp lý:

  • Phân chia vùng làm mát: Một máy phục vụ phòng khách và một máy dành cho khu vực bếp, giúp tối ưu hóa hiệu quả làm mát khi sử dụng một khu vực hoặc đồng thời 2 khu vực. Lúc này máy sẽ hoạt động tốt nhất cho khu vực lắp đặt.
  • Chi phí đầu tư hợp lý: Tổng chi phí thường thấp hơn so với các phương án điều hòa âm trần hoặc nối ống gió. Thêm vào đó, máy sẽ được giảm tải và bền hơn khi không phải hoạt động quá công suất liên tục
  • Tăng tính linh hoạt: Có thể bật hoặc tắt từng máy tùy theo nhu cầu sử dụng, tiết kiệm điện năng. Nếu lắp điều hòa cho phòng khách không kín, phương án tối ưu nhất là sử dụng một máy cố định và một máy lạnh di động. Máy lạnh treo tường cố định ở phòng khách và máy di động lắp ở phòng bếp hoặc khu vực cần tập trung làm mát. 
Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp
Các Phương Án Lắp Điều Hòa Cho Phòng Khách Thông Bếp 6

Có thể bạn quan tâm:

Phương án 5: Sử dụng vách ngăn tạm thời để làm kín không gian khi lắp điều hòa

Đây là giải pháp đơn giản, linh hoạt để tăng hiệu quả sử dụng và giảm chi phí điện năng khi lắp điều hòa trong không gian mở. Phương án phổ biến nhất là sử dụng các vách ngăn tạm thời như rèm PVC, kính lùa, hoặc cửa gấp để dễ dàng tháo rời hoặc thay đổi khi không cần sử dụng. Các phương án này sẽ giúp tạo vùng kín cần thiết để giữ hơi lạnh tốt hơn và giảm tải cho máy. 

Tuy nhiên nếu sử dụng các vách ngăn tạm để lắp điều hòa cho phòng khách nối bếp, điều này có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và làm “hẹp” không gian. 

Lưu ý khi chọn mua điều hòa và lắp đặt

Tùy vào đặc thù không gian nên sử dụng các dòng máy khác nhau để tránh lãng phí điện năng và chi phí đầu tư ban đầu. Cụ thể hơn, bạn cần cân nhắc về độ phù hợp giữa 2 công nghệ làm mát hiện nay:

  • Chỉ mua máy lạnh Inverter cho phòng kín: Điều hòa Inverter giúp giảm tiêu thụ điện năng đặc biệt khi có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài.
  • Nên mua máy lạnh Inverter cho không gian mở: Với không gian mở hoặc không gian lớn so với công suất tối đa của máy, dòng điều hòa non-inverter sẽ tối ưu hơn.

Nên mua máy lạnh inverter hay non-inverter

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín. Việc lắp đặt điều hòa trong không gian mở đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao để đảm bảo hiệu suất tối ưu và tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó nhiều dòng máy lạnh sẽ đòi hỏi cao về điện áp, lắp đặt… Việc lắp đặt đúng cách sẽ vừa đảm bảo hiệu quả làm mát đồng đều, không can thiệp sâu vào kết cấu phòng mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ và an toàn sử dụng. 

Bài viết liên quan

banner-may-lanh-di-dong-koolman-202407

Tư vấn miễn phí

Điền thông tin tư vấn thi công, lắp đặt và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Hoặc liên hệ 070.665.9955 để được tư vấn nhanh nhất

Koolman