7 Kinh Nghiệm Mua Máy Lạnh Để Chọn Được Sản Phẩm “Xứng Giá Vừa Tiền”

Việc mua máy lạnh không chỉ đơn giản là một quyết định chi tiêu cho một thiết bị điện tử gia đình mà còn là cách đầu tư để tạo ra không gian sống thoải mái, nhất là khi mùa hè nắng nóng đến gần. Với thị trường máy lạnh ngày càng đa dạng về thương hiệu, loại hình, công nghệ và công suất đôi lúc hiểu đúng chỉ số, chọn đúng sản phẩm, mua đúng giá tiền cũng khiến không ít người bối rối. Dưới đây là 7 kinh nghiệm mua máy lạnh bắt buộc cần biết khi lựa chọn sản phẩm. 

Cùng KoolMan tìm hiểu nhanh nhé!

7 Kinh Nghiệm Mua Máy Lạnh
Có nhiều loại máy lạnh khác nhau, có thể lựa chọn tùy theo diện tích phòng và mục tiêu sử dụng

7 kinh nghiệm mua máy lạnh căn bản nhất để chọn đúng sản phẩm từ lần đầu

1. Xác định đúng công suất máy lạnh theo nhu cầu sử dụng

Trước khi chọn mua máy lạnh, bạn cần phải xác định nhu cầu sử dụng của gia đình. Một số câu hỏi bạn có thể cân nhắc bao gồm:

  • Không gian cần làm lạnh lớn hay nhỏ? Diện tích phòng quyết định công suất của máy lạnh bạn cần mua. Phòng nhỏ (dưới 15m²) thường chỉ cần máy lạnh 1 HP, trong khi phòng lớn hơn (từ 15m² đến 30m²) cần máy 1.5 HP đến 2 HP.
  • Phòng có cách nhiệt tốt hay không? Phòng cách nhiệt không tốt thường là phòng có tường mỏng, mái không cách nhiệt tốt; phòng ở tầng cao, có nhiều cửa sổ lớn, đón trực tiếp ánh nắng ban ngày vào phòng; phòng có nhiều thiết bị tản nhiệt; phòng đông người. Những không gian như vậy sẽ cần mua máy lạnh, điều hòa có công suất cao hơn 1 bậc so với diện tích. 

Kinh nghiệm chọn công suất khi mua máy lạnh theo diện tích phòng:

Diện tích phòngCông suất máy
Phòng dưới 15m²Nên chọn máy lạnh 1 HP (9,000 BTU)
Phòng từ 15m² đến 25m²Máy lạnh 1.5 HP (12,000 BTU) là phù hợp
Phòng từ 20m² đến 30m²Máy lạnh 2 HP (18,000 BTU)
Phòng lớn hơn 30m²Có thể cần đến máy lạnh công suất 2.5 HP hoặc cao hơn

Nếu chọn máy lạnh có công suất nhỏ hơn so với diện tích phòng, thiết bị sẽ phải hoạt động liên tục và tiêu tốn nhiều điện năng hơn, đồng thời giảm tuổi thọ. Ngược lại, nếu chọn công suất quá lớn, bạn sẽ lãng phí tiền điện và không tận dụng được hết hiệu quả của máy.

Xem thêm tại: Cách chọn BTU máy lạnh

2. Xác định định tần suất sử dụng khi mua máy lạnh, điều hòa

Một trong những kinh nghiệm chọn mua máy lạnh, điều hòa cần nắm đó là xác định tần suất sử dụng. Nếu bạn chỉ dùng máy lạnh vào những ngày đặc biệt nóng bức thì có thể chọn máy lạnh thông thường. Nhưng nếu bạn sử dụng thường xuyên, bạn nên cân nhắc những dòng máy có công nghệ tiết kiệm điện để tránh chi phí điện năng cao.

Sự khác biệt của 2 dòng máy này đến từ công nghệ sử dụng: Máy lạnh sử dụng công nghệ non-inverter và máy lạnh inverter. Sự khác biệt giữa 2 dòng máy sẽ được so sánh chi tiết trong bảng bên dưới!

Kinh nghiệm mua máy lạnh theo công nghệ làm lạnh:

Máy lạnh inverterMáy lạnh non-inverter
Ưu điểm – Tiết kiệm điện năng hơn trong không gian kín hoặc các môi trường sử dụng liên tục với tần suất cao- Có thể tích hợp nhiều chức năng hiện đại hơn, đặc biệt là các chức năng bảo vệ sức khỏe- Nhiệt độ ổn định hơn, chênh lệch không tới 1 độ– Làm lạnh nhanh hơn, hoạt động tối ưu hơn trong không gian mở hoặc các không gian có tần suất sử dụng không cao như bếp, phòng khách, phòng họp, phòng làm việc hoặc thư giãn- Dễ dàng thay thế linh kiện hoặc sửa chữa khi gặp sự cố- Có thể hoạt động trong không gian mở- Không kén chọn điện áp- Hoạt động tốt hơn ở công suất cao và không gian lớn hơn công suất máy
Nhược điểm– Đòi hỏi cao về nguồn điện cần sự ổn định, kén chọn điện áp, phải đảm bảo không quá tải khi sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc. –  Khi có sự cố, việc sửa chữa thay thế sẽ phức tạp và đắt đỏ hơn do kết cấu nhiều vi mạch- Giá sản phẩm cao hơn– Ít đa dạng tính năng hơn, các tính năng chủ yếu tập trung vào công nghệ làm mát- Chênh lệch trong khoảng 2 độ giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ thiết lập do máy chạy theo cơ chế tắt – mở luân phiên (tắt khi đạt nhiệt độ cài đặt, mở lại khi nhiệt độ giảm xuống)
Phù hợp cho– Không gian kín, phù hợp công suất máy- Tần suất sử dụng liên tục– Không gian kín và mở- Tần suất sử dụng không thường xuyên- không gian to hơn công suất máy
Lưu ý– Tìm hiểu kỹ về yêu cầu điện áp và công suất sử dụng– Không cài đặt nhiệt độ phòng tương đương nhiệt độ ngoài trời, dễ hỏng máy

Xem thêm tại: so sánh máy lạnh inverter – máy lạnh non-inverter

3. Xác định vị trí lắp đặt khi mua máy lạnh

7 Kinh Nghiệm Mua Máy Lạnh
Nên lưu ý vị trí lắp đặt điều hòa

Vị trí đặt máy lạnh rất quan trọng. Phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng làm việc đều có những yêu cầu khác nhau về công suất và tính năng.

Kinh nghiệm chọn mua máy lạnh theo vị trí lắp đặt:

PhòngTính năng cần thiết:Vị trí lắp đặt: 
Phòng khách


– Khả năng làm lạnh nhanh để làm mát hiệu quả trong không gian lớn. (Nên ưu tiên dòng máy lạnh non-inverter)- Công nghệ khử mùi và lọc không khí bởi phòng khách là nơi đón tiếp khách nên không khí trong lành là yếu tố quan trọng. Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi phòng khách liên thông phòng bếp
– Máy lạnh nên được lắp ở nơi thoáng đãng, không bị che khuất bởi đồ nội thất như kệ TV, tủ hay rèm cửa. Đặt máy lạnh cao để hơi lạnh được phân bổ đều trong phòng.- Tránh đặt máy lạnh ở sau sofa hoặc cần điều chỉnh hướng gió, tốc độ gió và nhiệt độ để tránh hơi lạnh phả vào lưng
Phòng ngủ– Vận hành êm ái, có độ ồn thấp (< 30dB) để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.- Hẹn giờ bật/tắt để không bị lạnh khi ngủ và tiết kiệm điện.- Chế độ điều chỉnh tốc độ gió, chế độ ngủ hoặc chế độ làm lạnh nhẹ nhàng và phân bổ hơi lạnh đồng đều để tránh tạo cảm giác gai người, cóng, hoặc gây bệnh.– Không nên lắp máy lạnh thổi trực tiếp vào giường ngủ, vì có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng sức khỏe. – Tối ưu nhất, nên lắp máy ở góc tường hoặc phía trên cửa ra vào để hơi lạnh lan tỏa từ trên xuống.
Văn phòng làm việc
– Công nghệ tiết kiệm điện Inverter vì máy lạnh sẽ được bật trong thời gian dài (thường từ 8-10 giờ mỗi ngày).- Làm lạnh nhanh và phân phối đều để giúp tất cả nhân viên cảm thấy thoải mái khi bắt đầu giờ làm.-  Lọc không khí đây là tính năng đặc biệt quan trọng trong môi trường đông người.– Nên lắp ở vị trí trung tâm hoặc những nơi có luồng không khí khó lưu thông. – Tránh lắp máy gần các thiết bị điện tử lớn như máy in, máy photocopy vì nhiệt độ cao từ các thiết bị này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh.
Phòng bếp– Khả năng khử mùi để giúp loại bỏ mùi thức ăn và làm không khí thông thoáng hơn.- Làm lạnh nhanh để giảm nhiệt độ cấp tốc khi cần– Đặt máy lạnh ở nơi ít bị hơi nước hoặc dầu mỡ bám vào, chẳng hạn trên tường đối diện bếp nấu.

4. Xác định loại máy khi mua điều hòa, máy lạnh

Máy lạnh treo tường vẫn là lựa chọn phổ biến nhất vì tính tiện dụng và dễ lắp đặt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc các dòng sản phẩm khác như máy lạnh âm trần, máy lạnh di động hay máy lạnh tủ đứng, tùy vào không gian lắp đặt và phong cách nội thất.

Một số mẫu máy lạnh hiện đại có thiết kế mỏng, sang trọng với gam màu trung tính, phù hợp với nhiều phong cách trang trí nhà cửa. Nếu bạn thích sự hiện đại, hãy chọn sản phẩm có màn hình hiển thị LED, điều khiển từ xa thông minh và có thể kết nối với điện thoại để tiện lợi hơn trong việc điều chỉnh.

Kinh nghiệm chọn mua loại máy lạnh phù hợp cho không gian sử dụng:

Loại máy lạnhĐặc điểmKhông gian phù hợp
Máy lạnh treo tườngLoại máy phổ biến nhất, được lắp cố định trên tường. Máy bao gồm dàn nóng đặt ngoài trời và dàn lạnh treo trong phòng. Thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt, phù hợp cho mọi không gian sinh hoạt. Khi sử dụng cho không gian nhỏ hoặc trung bình như phòng ngủ, phòng khách hoặc văn phòng nhỏ (dưới 30m²).Thích hợp cho gia đình hoặc không gian có ngân sách hạn chế, muốn lắp đặt nhanh chóng, chi phí thấp.
Máy lạnh mini di độngMáy lạnh nhỏ gọn, không cần lắp đặt cố định, có thể di chuyển giữa các phòng. Có dàn nóng và dàn lạnh tích hợp trong một thiết bị, thường đi kèm ống dẫn hơi nóng ra ngoài.Khi không thể lắp đặt cố định (phòng thuê, không gian tạm thời).Thích hợp cho những người cần sự linh hoạt, di chuyển máy giữa các phòng hoặc không gian nhỏ dưới 25m².
Máy lạnh cassetteLoại máy lạnh âm trần, thiết kế dàn lạnh gắn sát vào trần nhà, thường có 4 hướng thổi gió. Dàn nóng lắp đặt ngoài trời như máy treo tường.Khi cần làm lạnh cho không gian lớn, trần cao như phòng họp, nhà hàng, showroom hoặc quán cà phê.Phù hợp với nơi cần làm lạnh đều, thoáng khí và ưu tiên tính thẩm mỹ nhưng không cần hệ thống ống gió phức tạp.
Máy lạnh âm trần nối ống gióLoại máy lạnh gắn âm trần, kết hợp hệ thống ống gió để phân phối hơi lạnh đến nhiều khu vực khác nhau. Không nhìn thấy dàn lạnh mà chỉ có cửa gió, tạo sự thẩm mỹ cao. Nhiều dàn lạnh sử dụng chung một dàn nóngKhi cần làm lạnh cho nhiều khu vực cùng lúc, như khách sạn, biệt thự, trung tâm thương mại hoặc văn phòng lớn.Phù hợp cho không gian cao cấp, yêu cầu thẩm mỹ cao (không để lộ máy) và khả năng làm lạnh linh hoạt qua hệ thống ống gió.

Xem thêm tại: Nên mua máy lạnh di động hay máy lạnh treo tường

7 Kinh Nghiệm Mua Máy Lạnh
Một trong những kinh nghiệm chọn mua máy lạnh là lựa chọn đúng loại máy

5. Xác định tính năng cần thiết khi mua

Như đã chia sẻ trước đó, do đặc thù mỗi không gian bạn có thể ưu tiên nhiều tính năng khác nhau khi mua máy lạnh (đặc biệt khi có ngân sách dư giả). Bạn có thể mua các sản phẩm thuần về làm lạnh với các tính năng cơ bản hoặc tập trung thêm về các tính năng bảo vệ sức khỏe khi sống trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc nhà có người già và trẻ nhỏ. Một số tính năng tiêu biểu hiện nay bao gồm: màng lọc bụi mịn, hệ thống lọc khuẩn hoặc công nghệ khử mùi…

6. Xác định dòng máy phù hợp cho không gian kín và mở

Một trong những kinh nghiệm mua máy lạnh cho không gian mở đó là sử dụng máy lạnh non-inverter vì máy có thể hoạt động ở công suất cao và không gian vượt quá công suất máy tốt hơn. Nếu ở không gian kín, bạn có thể tự do lựa chọn giữa 2 dòng máy tùy ngân sách và các yếu tố đã so sánh trước đó.

Với không gian mở như phòng khách có cầu thang, phòng khách liên thông…, tốt nhất nên sử dụng kết hợp 2 máy: 1 máy treo tường và 1 máy lạnh di động để giảm tải cho thiết bị. 

Xem thêm tại: Giải pháp lắp điều hòa cho phòng không kín 

7. Cân nhắc các chi phí khác

Nhiều người thường chỉ quan tâm đến giá của máy lạnh mà quên mất chi phí lắp đặt cũng đáng kể. Chi phí này có thể bao gồm giá ống đồng, giá nhân công, và các phụ kiện khác. Vì vậy, hãy hỏi rõ nơi bán về các gói lắp đặt và đừng quên kiểm tra các khuyến mãi đi kèm. Trong đó các dòng máy âm trần sẽ tốn nhiều chi phí hơn, các dòng máy lạnh di động sẽ không tốn chi phí lắp đặt.

Ngoài ra chi phí gas cũng là yếu tố đáng cân nhắc. Các dòng máy cũ sẽ thường dùng gas R22, các dòng mới sẽ dùng gas R410 và R32. Dưới đây là một vài khác biệt về chi phí và tần suất thay:

  • Gas R32 đắt nhất, ít phải thay thế. Khi có rò rỉ thì phải thay toàn bộ thay vì bơm bổ sung
  • Gas R22 rẻ nhất nhưng gây hại cho môi trường và cần thay thường xuyên do dễ thất thoát. Có thể bơm bổ sung mà không cần thay toàn bộ
  • Gas R410 là phiên bản rẻ hơn, tương tự R32 nhưng vẫn gây hại cho môi trường

Các chi phí đáng lưu ý khác là chi phí vệ sinh. Các dòng máy lạnh di động có thể tự vệ sinh đơn giản mà không cần tốn chi phí ngoài. Máy lạnh thường sẽ dễ dàng và vệ sinh rẻ hơn so với các dòng máy âm tường. 

7 Kinh Nghiệm Mua Máy Lạnh
Máy lạnh di động KoolMan

Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn chọn được chiếc máy lạnh phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, và nhớ rằng một chiếc máy lạnh tốt không chỉ đánh giá dựa trên khả năng làm mát cùng giá tiền mà còn cả những trải nghiệm xuyên suốt về sau!

Bài viết liên quan

banner-may-lanh-di-dong-koolman-202407

Tư vấn miễn phí

Điền thông tin tư vấn thi công, lắp đặt và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Hoặc liên hệ 070.665.9955 để được tư vấn nhanh nhất

Koolman